Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Cỏ ngọt cỏ đắng chữa bệnh tiểu đường

Nhiều bệnh nhân tiểu đường đã được chữa khỏi chỉ bằng 2 loại cây rừng có tên là cỏ ngọt và cỏ đắng. Đây chính là bài thuốc Nam gia truyền 4 đời của ông Đỗ Chí Quyết ở Hòa Bình.
Từ lâu, người dân ở vùng núi cao thuộc thôn Sơn Phú, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã quen thuộc với hình ảnh người đàn ông trạc tuổi ngũ tuần nai nịt gọn gàng, đeo gùi lên lưng vào rừng tìm cây thuốc để làm nguyên liệu chữa bệnh.
Ông tên Đỗ Chí Quyết, 56 tuổi, truyền nhân đời thứ 4 của gia đình chuyên chữa bệnh bằng thuốc Nam, được Sở Y tế Hòa Bình cấp phép hoạt động. Là một thầy thuốc tận tụy, ông đã chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh tiểu đường chỉ bằng 2 loại cây rừng có tên là cỏ ngọt và cỏ đắng.
Ông Quyết đang ngồi nghiên cứu cuốn sách y học về các loại cây dược liệu quý được một người bạn trong bệnh viên gửi tặng. Ảnh TG
Bài thuốc Nam 4 đời
BÀI LIÊN QUAN
Chỉ 3 tháng, chữa khỏi đau dạ dày bằng bài thuốc từ cây Dạ cẩm
Những bài thuốc quý kỳ lạ của người Nùng xứ Lạng
Mở cửa cho chúng tôi là một người đàn ông có vẻ ngoài đức độ, mái tóc đã ngả màu hoa râm. Cùng lời nói từ tốn, mến khách, ông mời chúng tôi vào nhà. Khi biết chúng tôi là phóng viên đến tìm hiểu về tài năng cũng như bài thuốc nức tiếng của mình, ông tỏ ra vô cùng hào hứng.
Ông Quyết không hề giấu diếm bài thuốc gia truyền mà kể với giọng đầy hãnh diện: “Kể từ đời cụ, gia đình tôi đã trải qua 4 đời làm nghề thuốc Nam. Gia đình tôi luôn tâm niệm một điều là chữa bệnh, cứu người để tu nhân tích đức cho con, cho cháu chứ không phải vì mục đích kinh doanh lợi nhuận”. Sinh ra trong một gia đình có ba anh em, ông Quyết là người duy nhất có chí hướng nối nghiệp bốc thuốc. Trong khi đó, người anh cả đi theo nghiệp quân binh, rồi làm việc trong quân đội. Người anh thứ hai lại có duyên với nghề “gõ đầu trẻ”. Thành thử, chỉ ông Quyết là say nghề, theo học và gìn giữ nghề thuốc gia truyền đến tận bây giờ.
HOTGửi ý kiến, tặng 3 triệu đồng
Ông Quyết kể: “Nhớ ngày bố tôi còn sống, tôi lên 9 tuổi, ông cụ đã cho đi cùng vào rừng lấy thuốc. Vậy nên, tôi biết những loại lá cây làm thuốc chữa bệnh tiểu đường từ đó. Lớn lên, tôi được giao làm các công việc hái, rửa lá, cắt, phơi khô. Do được tiếp xúc và học từ nhỏ nên tôi nhanh chóng nắm được các vị, các bài thuốc và trở thành một “cánh tay” đắc lực giúp việc cho gia đình. Tuy nhiên, đến tận ngày chuẩn bị qua đời, ông cụ mới truyền lại nghề cho tôi”.
Ông tự hào nói thêm: “Thực ra, gia đình tôi chỉ tập trung nghiên cứu và chữa các loại bệnh chính là gan, thấp khớp, và công hiệu nhất vẫn là bệnh tiểu đường. Bố tôi khi sinh thời cũng từng chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân tiểu đường”.
Hơn 40 năm làm thuốc chữa bệnh, ông Quyết không thể nhớ hết có bao nhiêu ca bệnh đã được ông chữa trị. Ông chỉ biết có người ở Bắc Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, cũng có người ở Nam Định, Quảng Ninh,và có cả bệnh nhân bay ra từ TP. HCM. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân vẫn là bà con quanh vùng, vốn đã nhiều năm biết đến danh tiếng của ông lang Quyết.
Đáng chú ý, cuộc trò chuyện của chúng tôi liên tục bị ngắt quãng bởi những cú điện thoại. Những người bệnh hoặc người nhà của họ không ngại gọi tới ông để thông báo ngày giờ lấy thuốc, cũng như nhờ tư vấn bệnh tình. Ông Quyết còn nhiệt tình gửi thuốc qua đường bưu điện cho bệnh nhân nếu họ không có điều kiện lấy thuốc trực tiếp. Tiếng lành đồn xa, số người tìm đến nhà ông Quyết ngày càng nhiều.
Phương thuốc đặc trị bệnh tiểu đường
[Bài thuốc quý chữa khỏi bệnh tiểu đường từ cây cỏ ngọt và cỏ đắng 2]
Ông Quyết đang lấy hai vị thuốc là cỏ ngọt và cỏ đắng trong bài thuốc gia truyền của gia đình cho phóng viên xem. Ảnh TG
Theo lời ông Quyết, việc chữa bệnh bằng cây thuốc Nam không giống như bốc thuốc Bắc hay thuốc tân dược: “Người chữa bệnh bằng thuốc Nam thường chữa cả bằng tâm linh và bằng cây thuốc”. Ông giải thích, thời gian trước đây khi tìm hiểu về các bài thuốc quý của đồng bào vùng cao, các thầy lang thường thờ thần rừng, thần cây, thần núi... để người bốc thuốc lấy được đúng cây thuốc chữa cho khỏi cái bệnh. Theo cách gọi của y học hiện đại, đây chính là “liệu pháp tâm lý” giúp cho bệnh nhân có niềm tin vào thầy thuốc và phương pháp trị bệnh. Người bệnh cảm thấy an tâm là bệnh tật tự nhiên sẽ được đẩy lui một phần.
“Từ nhỏ, tôi đã được sống cùng đồng bào dân tộc Dao trên vùng cao Đà Bắc, lại thêm việc theo cha đi hái thuốc từ nhỏ, tôi đã học hỏi nhiều kinh nghiệm từ đồng bào trong việc sử dụng các cây dược liệu trên rừng để chữa trị những bệnh thông thường”, ông Quyết thổ lộ. Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết ông Quyết còn có 20 năm làm việc tại khoa Đông y thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Điều đó đã khiến tên tuổi của ông Quyết càng uy tín hơn.
Ông Quyết cho biết: “Bệnh tiểu đường không phải bệnh nan y nhưng lại gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh”. Từ 4 đời nay, thuốc gia truyền của gia đình ông đặc trị bệnh tiểu đường. Bài thuốc gồm hai thành phần chính từ cây rừng, gồm cây cỏ ngọt và cây cỏ đắng. Cây cỏ đắng còn có tên gọi khác là cây giảo cổ lam.
Công dụng của hai loại thảo dược này rất kì diệu. Cây cỏ ngọt có tác dụng lợi tiểu, giảm đau đầu, cân bằng huyết áp... Cây cỏ đắng có tác dụng hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Sự kết hợp của hai loại cỏ rừng này đã hình thành bài thuốc “thần dược” điều trị bệnh tiểu đường.
Những cây thuốc này trước kia ở rừng rất nhiều, nhưng thời gian gần đây ngày càng khan hiếm. Việc thu gom cây thuốc trở nên rất khó khăn. “Mọi người trong gia đình tôi phải tự lên rừng kiếm. Ngoài ra, chúng tôi phải thuê người dân trên bản đi lùng tìm và mua lại. Đặc biệt, gia đình tôi còn tiến hành đầu tư các vườn chuyên trồng những cây thuốc quý này. Tuy nhiên, đa phần những cây thuốc quý này khó trồng, khó sống và chi phí đầu tư khá tốn kém”, ông Quyết cho biết.
Ông cũng tiết lộ về cách dùng của phương thuốc chữa tiểu đường từ hai loại cỏ ngọt và cỏ đắng. “Cây thuốc cần được rửa sạch, phơi khô, chế biến sau đó đóng gói cẩn thận. Người bệnh chỉ việc mang thuốc về sắc uống thay nước. Mỗi cân thuốc có giá 400.000 đồng. Thông thường mỗi người bệnh chỉ cần dùng tới 3 cân thuốc là bệnh tình đã thuyên giảm và có chuyển biến rõ rệt. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm”, ông Quyết chia sẻ.
“Thực sự bài thuốc gia truyền của gia đình tôi chỉ từ loại cỏ rừng mà người dân địa phương vẫn hay sử dụng. 2 loại cỏ ngọt và cỏ đắng thường được người dân nơi đây lấy về phơi khô để trên gác bếp nhà sàn rồi đun nước uống thay trà. Thế nhưng, không ai biết rằng hai loại cây đó kết hợp với nhau lại trở thành một bài thuốc quý”, ông Quyết tâm sự thêm. Như vậy, bài thuốc gia truyền chữa bệnh tiểu đường có nguyên liệu không gì khác ngoài chính những dược liệu quý của núi rừng Tây Bắc.

Những bằng khen, giấy khen ông Quyết được bộ y tế khen thưởng. Ảnh TG
Trong khi đến nhà ông Quyết, chúng tôi đã gặp được ông Bùi Văn Kho, 53 tuổi, trú tại bản Mực (Tiền Phong, Đà Bắc, Hòa Bình). Ông chính là người đã chữa khỏi bệnh tiểu đường nhờ bài thuốc gia truyền của ông Quyết. Ông Kho vui vẻ chia sẻ với chúng tôi: “Mừng quá cô chú ạ. Tôi bị tiểu đường 2 năm nay rồi. Nghe mọi người giới thiệu, tôi tìm đến nhà thầy lang Quyết, uống thuốc theo đúng chỉ dẫn thì khỏi bệnh. Thuốc mát, ngọt nên rất dễ uống. Hiện tôi vẫn lấy thuốc về uống thay nước”.
Ông Trương Văn Nho – Trạm trưởng Trạm y tế xã Cao Sơn cho biết: Đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu thực sự nào về 2 loại cây cỏ ngọt và cỏ đắng. Nhưng tôi tin rằng hai loại cây này có thể chữa được nhiều bệnh và chúng ta nên tìm hiểu sâu, kỹ hơn về công dụng của nó. Trước mắt, tôi thấy sự kết hợp của 2 loại dược liệu cỏ ngọt và cỏ đắng trong bài thuốc gia truyền của ông Đỗ Chí Quyết đã giúp chữa bệnh tiểu đường rất tốt. Bài thuốc giúp chống lại những khắc nghiệt nơi “rừng thiêng nước độc”. Phương thuốc gia truyền của gia đình ông Quyết là một phương thuốc hiệu quả, dễ sử dụng và rất tiết kiệm cho người bệnh”

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Tiểu đường là gì ?


Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường (tên tiếng anh Diabetes mellitus). Là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
tiểu đường là gì

Tỷ lệ người bị bệnh tiểu đường trên thế giới rất cao
Tỉ lệ người bị bệnh tiểu đường trên thế giới rất cao, cứ mỗi 100 người thì có một người bị mắc bệnh này. và một điểu thật sự đáng buồn là nghiên cứu cho thấy, Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ bệnh tiểu đường chỉ đứng thứ 10 thế giới và là nước có bệnh tiểu đường phát triển nhanh nhất. Từ 2,7% người dân mắc bệnh đái tháo đường năm 2001, năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên hơn 6%. Đến năm 2025 số người mắc có thể tăng thành 8 triệu người.

Bệnh tiểu đường loại 1
tiểu đường loại 1 thường xảy ra cho người dưới 40 tuổi, hay bắt đầu vào khoảng tuổi 14. Loại tiểu đường này, có lẽ do di truyền, tuy điều này chưa được hiểu rõ. Nếu có bố, mẹ, hay anh chị em ruột mang bệnh tiểu đường loại này, cơ hội để một em bé trong gia đình có thể bị bệnh là 5-10%.
Triệu chứng của tiểu đường loại 1 (do tụy tạng không tiết đủ insulin) thường đột ngột, có khi trong vòng vài ngày. Người bệnh đi tiểu luôn, lúc nào cũng khát nước, ăn uống nhiều vì ngon miệng, nhưng vẫn xuống cân. Thỉnh thoảng, có người từ trước vẫn khỏe mạnh, không có triệu chứng, nay đột nhiên hôn mê. Khi đưa vào bệnh viện và thử máu, mới thấy đường lên quá cao trong máu. Đo lượng insulin trong máu, thấy chất insulin trong máu người bệnh rất thấp hoặc không thấy có insulin gì cả.
Sao tụy tạng lại không tiết đủ insulin để xảy ra cớ sự? Điều này còn nằm trong vòng giả thuyết, chưa ai biết rõ. Người ta ngờ rằng, vì di truyền, các tế bào beta của tụy tạng đã “yếu” sẵn. Vào một hôm định mệnh, tụy tạng bị siêu vi trùng (virus) tấn công, các tế bào beta đã yếu sẵn nên quị luôn, hư hoại, không còn khả năng tiết ra insulin.
Một khi người bệnh đã có triệu chứng gây do tiểu đường loại 1, sự chữa trị là chích chất insulin vào, để thay thế cho chất insulin không có đủ trong cơ thể.

Bệnh tiểu đường loại 2
tiểu đường loại 2 thường xảy ra ở người trên tuổi 40
80% số người bị bệnh tiểu đường loại này béo mập, nặng cân hơn bình thường. Khi đo lượng insulin trong máu những người nặng cân và bị bệnh tiểu đường , người ta thấy insulin trong máu bình thường, hoặc có khi còn cao hơn bình thường.
Nhiều người thắc mắc rằng insulin trong người, mà vẫn bị tiểu đường. Chỉ vì, muốn dùng được insulin, trên mặt các tế bào phải có đủ những chỗ tiếp nhận insulin, gọi là “insulin receptors”. Trên mặt các tế bào mỡ của những người bị tiểu đường loại 2 không có đủ những chỗ tiếp nhận hầu insulin có thể bám vào để tác động, đưa đường từ ngoài máu vào bên trong tế bào. Nên cơ chế chính gây tiểu đường loại 2 ở những vị béo mập là do các tế bào mỡ thiếu những chỗ tiếp nhận insulin, và sự chữa trị hàng đầu là xuống cân.
Sự di truyền trong trường hợp tiểu đường loại 2 còn mạnh hơn loại 1. Nếu có anh hay em sinh đôi bị tiểu đường loại 2, người kia trước sau gì cũng bị tiểu đường cùng loại. Nếu có bố mẹ bị tiểu đường loại này, gần như 1/3 con cái sinh ra sau này cũng bị tiểu đường, hoặc có những thử máu bất thường.

Ai dễ bị bệnh tiểu đường loại 2?
Từ tuổi 45 trở đi, tiểu đường loại 2 dễ xuất hiện. Bệnh tiểu đường loại 2 có thể đến sớm hơn:
Người béo mập (sức nặng 20% trên sức nặng lý tưởng).
Có bố, mẹ, anh, chị, em ruột mang bệnh tiểu đường .
Người Á đông (Asian), Mỹ gốc Phi châu (African American), Mỹ gốc da đỏ (Native American), và người gốc Hispanic.
Sanh con nặng trên 9 pounds hoặc bị tiểu đường lúc mang thai.
Có cao áp huyết (áp huyết 140/90 trở lên).
Có lượng cholesterol tốt (HDL) 35 mg/dl trở xuống, hay lượng mỡ triglyceride trong máu 250 mg/dl trở lên

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Chẩn đoán các biến chứng của đái tháo đường

Bệnh nhân bị đái tháo đường cần phải được kiểm tra thường xuyên để phát hiện ra những dấu hiệu sớm của biến chứng và  đôi khi cũng cần phải có sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh nhân nên được khám mắt định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm bởi bác sĩ nhãn khoa để tầm soát bệnh lý võng mạc do đái tháo đường có thể dẫn đến mù.
Cần phải thử nước tiểu để tìm protein (microalbumin) ít nhất một hoặc 2 lần mỗi năm. Sự xuất hiện của protein trong nước tiểu là dấu hiệu sớm của bệnh lý về thận của đái tháo đường, có thể gây ra suy thận.

Cũng cần nên kiểm tra cảm giác chân thường xuyên bằng âm thoa hoặc bằng một dây đơn. Bệnh lý thần kinh do đái tháo đường có thể gây loét ở chi dưới và thường dẫn đến việc phải cắt cụt bàn hoặc cẳng chân.
Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bàn chân, phần dưới cẳng chân để phát hiện ra những vết đứt, vết xước, vết phỏng hoặc những tổn thương khác có thể bị nhiễm trùng.
 Bệnh nhân cũng sẽ được tầm soát thường xuyên những tình trạng có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, tăng cholesterol.

Thử đường huyết trên ngón tay: đây là một xét nghiệm dùng để tầm soát nhanh và có thể thực hiện được ở bất kỳ đâu.
Xét nghiệm này không cho kết quả chính xác bằng cách thử máu bệnh nhân ở phòng xét nghiệm nhưng dễ thực hiện và cho kết quả ngay lập tức.
thử đườn huyết
Xét nghiệm được thực hiện bằng cách đâm vào ngón tay của bệnh nhân để lấy mẫu máu, sau đó đặt vào một que thử, đưa que thử vào máy để đọc kết quả đường huyết. Máy thử chỉ cho kết quả chính xác trong khoảng 10% so với giá trị thực được đo ở phòng xét nghiệm.
Xét nghiệm này có thể cho kết quả thiếu chính xác hoặc quá cao hoặc quá thấp, do đó nó chỉ được dùng trong những nghiên cứu tầm soát sơ bộ. Đây là cách mà hầu hết những bệnh nhân bị đái tháo đường dùng để theo dõi đường huyết tại nhà.

Thử đường huyết lúc đói: bệnh nhân được yêu cầu không được ăn uống bất kỳ thứ gì trong vòng 8 giờ trước khi lấy máu (thường là  vào đầu buổi sáng). Nếu nồng độ đường huyết bằng hoặc cao hơn 126 mg/dL mà không ăn uống gì, có thể bệnh nhân đã bị đái tháo đường.
Nếu kết quả bất thường, xét nghiệm này sẽ được thực hiện lại vào một ngày khác để khẳng định lại kết quả, hoặc bệnh nhân sẽ được cho thử test dung nạp glucose qua đường uống hoặc cho đo glycosylated hemoglobin (còn được gọi là hemoglobin A1c) để xác định chẩn đoán.
Nếu kết quả đường huyết cao hơn 100 nhưng thấp hơn 126 mg/dL, bệnh nhân được chẩn đoán là rối loạn đường huyết lúc đói (IFG - impaired fasting glucose). Đây được xem là giai đoạn tiền đái tháo đường. Bệnh nhân không bị đái tháo đường nhưng có nguy cơ cao tiến triển thành đái tháo đường trong một tương lai gần.

Test dung nạp glucose qua đường uống: cách thực hiện bao gồm: lấy máu để thử đường huyết lúc đói, sau đó lấy máu lần thứ hai 2 giờ sau khi uống nước có chứa 75 gr đường.
Nếu đường huyết sau khi uống nước đường cao hơn hoặc bằng 200 mg/dL thì có thể kết luận bệnh nhân bị đái tháo đường.
Nếu đường huyết nằm trong khoảng 140 - 199, thì bệnh nhân được chẩn đoán là giảm dung nạp glucose (IGT - Impaired glucose tolerance), đây cũng được xem là giai đoạn tiền đái tháo đường.

Xét nghiệm Glycosylated hemoglobin hoặc hemoglobin A1c: đây là xét nghiệm đo nồng độ đường trong máu trong vòng 120 ngày trước đó (dựa vào đời sống trung bình của hồng cầu).
Glucose thừa trong máu bị gắn vào hemoglobin trong hồng cầu và nằm ở đó trong suốt giai đoạn sống của hồng cầu.
Người ta có thể đo được tỷ lệ hemoglobin có gắn glucose thừa trong máu. Xét nghiệm này cũng cần phải lấy một ít máu làm mẫu thử.
Xét nghiệm hemoglobin A1c (HbA1c) là phương pháp tốt nhất để kiểm tra mức độ kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân bị đái tháo đường. HbA1c cho kết quả bằng hoặc thấp hơn 7% có nghĩa là đường huyết được kiểm soát tốt. Nếu kết quả bằng hoặc cao hơn 8% cho biết đường huyết đã tăng quá cao trong thời gian dài.
HbA1c có ích trong theo dõi bệnh hơn là trong chẩn đoán bệnh. Mặc dù vậy, HbA1c cho kết quả cao hơn 6.1% gợi ý nhiều đến đái tháo đường. Thông thường thì trong trường hợp đó cần phải thực hiện một xét nghiệm khác có tính xác nhận trước khi có thể chẩn đoán là bệnh nhân đã bị đái tháo đường.
Thường xét nghiệm này sẽ được thực hiện mỗi 3 đến 6 tháng ở những bệnh nhân đái tháo đường và nó được thực hiện thường xuyên hơn đối với những người gặp khó khăn trong kiểm soát đường huyết.
Xét nghiệm này không được dùng cho những người không bị đái tháo đường hoặc không bị gia tăng nguy cơ đái tháo đường.
Giá trị bình thường của xét nghiệm này thay đổi tùy theo các phòng xét nghiệm mặc dù đã có sự nỗ lực để chuẩn hóa các phương thức thực hiện.
Tham khảo thêm : máy đo đường huyết Microlife MGR 1000

Hướng dẫn chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Một trong những biến chứng hay gặp và có thể dẫn đến tàn phế là biến chứng trên bàn chân người đái tháo đường . Việc chăm sóc kỹ bàn chân ở người đái tháo đường rất quan trọng. Ở một người đii tháo đường sẽ dễ tổn thương bàn chân, do bệnh làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên và giảm lượng máu nuôi đến bàn chân. Hội đái tháo đường Hoa Kỳ ước tính có khoảng 1/5 người bệnh tiểu đường phải vào bệnh viện vì vấn đề ở bàn chân. Chăm sóc đúng cách sẽ ngăn ngừa được các vấn đề này.
Biểu hiện của bệnh ĐTĐ
Đái tháo đường là một bệnh mãn tính, đặc trưng bởi sự tăng đường huyết quá mức bình thường. Như chúng ta biết, trong các thức ăn chúng ta ăn vào phần lớn được biến thành một chất đường được gọi là glucose. Glucose là chất cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Trên bề mặt tế bào, có một loại thụ thể tiếp nhận một chất đặc biệt là insulin, sau đó sẽ kích hoạt sự vận chuyển glucose vào sử dụng trong tế bào. Insulin là một chất nội tiết được tiết ra bởi tế bào bêta tuyến tụy, gen sản xuất insulin nằm ở nhánh ngắn của nhiễm sắc thể 11. Insulin là một protein có 51 acid amin phân làm 2 chuỗi peptid (chuỗi A gồm 21 acid amin, chuỗi B gồm 30 acid amin nối với nhau bởi cầu S-S). Insulin của heo và bò chỉ khác với insulin người một chút, cho nên được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường.
Vì một lý do nào đó tuyến tụy không thể tiết đủ lượng insulin thì đường trong máu không được tế bào sử dụng, dẫn đến hậu quả tế bào “đói đường”, đường trong máu tăng cao và nếu lượng đường máu vượt quá ngưỡng chức năng của thận sẽ có mặt đường trong nước tiểu.
Ở người bình thường lúc đói đường máu không quá 110mg/dl, khi trên 126 mg/ dl thì được chẩn đoán bệnh đái tháo đường (ít nhất qua 2 lần đo), đây là tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ. Chỉ khi nào đường trong máu vượt trên 180mg/dl thì mới có đường trong nước tiểu, nên thuật ngữ “ĐTĐ” không phản ánh đúng bản chất của bệnh, chắc có lẽ người ta dùng theo thói quen. Nhiều người đã rất chủ quan với bệnh đái tháo đường, vì họ nghĩ chỉ khi nào đái ra đường mới mắc bệnh, thường thì người dân phát hiện bệnh khi nước tiểu của họ bị kiến bu.
Triệu chứng cổ điển của bệnh ĐTĐ gồm “4 nhiều”: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhanh. Vì tế bào “đói đường” nên bệnh nhân phải ăn nhiều nhưng lại gầy, đường huyết tăng sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu gây khát nên uống nhiều, đường xuất hiện trong nước tiểu gây lợi tiểu thẩm thấu. Ngoài ra người bệnh còn mệt mỏi, nhìn không rõ, dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành, da khô, tê bàn tay và bàn chân, chuyện chăn gối gặp trục trặc… Trong bệnh đái tháo đường người ta chia làm 2 loại: bệnh đái tháo đường týp 1 còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin (tuyến tụy không còn tiết ra insulin nữa, trong điều trị phải dùng insulin ngoại sinh) và bệnh đái tháo đường týp 2 còn gọi là đii tháo đường không phụ thuộc insulin (tuyến tụy còn tiết một phần insulin, trong điều trị có thể dùng thuốc viên hạ đường huyết). Trong bệnh ĐTĐ thì týp 2 chiếm tới 90% tổng số bệnh nhân.
Một số cách chăm sóc bàn chân
Rửa và lau khô bàn chân hàng ngày
- Dùng xà phòng nhẹ.
- Dùng nước ấm.
- Vỗ nhẹ vào da, không được kỳ co mạnh. Sau đó thì lau khô bàn chân.
- Sau khi rửa, dùng kem dưỡng da thoa lên bàn chân để chống nứt nhưng không được bôi giữa kẽ ngón. Tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày
- Tự kiểm tra từ trên xuống dưới bàn chân. Có thể nhờ người thân nhìn giùm bàn chân nếu bạn không thấy rõ.
- Kiểm tra da có bị khô nứt không.
- Nhìn xem có vết rộp da hay phồng da, vết cắt, xây sát, đau...
- Kiểm tra xem có bị đỏ, nóng hay bị căng khi sờ bất cứ vùng nào của bàn chân.
- Xem sự phát triển của móng chân, có nổi mụt nào không, có chai sạn không.
- Nếu có vết rộp da hoặc đau khi mang giày thì cần xem lại kích cỡ giày.
Chăm sóc móng chân
- Cắt móng chân sau khi tắm (khi móng chân còn mềm).
- Cắt móng chân thẳng ngang qua và dùng dũa để làm nhẵn.
- Không nên cắt vào trong gốc móng.
Cẩn thận khi tập thể dục
- Đi bộ và tập thể dục với giày phù hợp.
- Không tập thể dục khi bị đau bàn chân.
Bảo vệ bàn chân với giày và tất
- Không bao giờ đi chân trần. Luôn bảo vệ bàn chân bằng cách mang giày hoặc dép.
- Không mang giày cao gót.
- Không mang giày chật làm cọ gót hoặc ngón chân.
- Nên mang tất để bảo vệ da bàn chân và tránh mang tất quá chật. Dùng tất làm bằng sợi tự nhiên như: cotton, len.
- Không nên mang giày lâu hơn một giờ (cởi giày ra để chân ra ngoài rồi mang lại).
- Phải sờ bên trong giày để chắc chắn không có dị vật bên trong.
Kiểm tra việc mang giày
Dùng những mẹo đơn giản để xem bạn mang giày có đúng không.
- Đứng trên một miếng giấy (đảm bảo rằng người bệnh đứng mà không ngồi).
- Vẽ nét ngoài của bàn chân.
- Vẽ nét ngoài của giày.
- So sánh hai đường nét này để xem giày có chật không. Nét ngoài của giày phải lớn hơn ngoài chân tối thiểu 1,3 cm.
Chọn giày thích hợp
- Chọn giày phải kín ngón và gót.
- Chọn giày bằng da là phù hợp và bên trong mềm mại, không bị gồ.
- Đảm bảo giày rộng hơn ít nhất 1,3cm so với bàn chân.
- Khi bàn chân bị tổn thương hoặc nhiễm trùng phải đến ngay bác sĩ
chuyên khoa.
- Dùng khuỷu tay kiểm tra nhiệt độ nước chứ không được dùng bàn chân.
- Không dùng miếng nhiệt dán lên bàn chân.
BS. Đặng Minh Trí(SK&ĐS)